Điều trị chấn thương gặp phải khi đá bóng

Qua quá trình tham gia với bóng đá phong trào và bán giày cho anh em chơi bóng thì mình đã được chứng kiến khá nhiều anh em bị chấn thương ở gối . Và những chấn thương này đa phần là khá nặng thường là rất lâu khỏi hoặc là đều phải nghỉ chơi bóng luôn. Đó là điều rất đáng tiếc và bài viết này mình sưu tập và chia sẻ với anh em để có thể tránh khỏi những chấn thương về gối.

Đầu gối, khớp gối là một trong những khớp quan trọng nhất trên cơ thể khi chơi thể thao (sau khớp hông và cổ chân). Bên cạnh đó là cấu tạo phức tạp, cũng như dễ gặp phải chấn thương nhất trong bóng đá nói chung.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như các thành phần và chức năng của chúng.




Cấu trúc đầu gối gồm có đầu tiên là phần đầu của xương đùi và xương chày(ống chân). Tiếp đến là 2 phần sụn ở 2 đầu xương, các dây chằng, gân, tất cả tổng hợp lại tạo nên khớp đầu gối.

Dây chằng (ligament) gồm có dây chằng ngoài (chằng trước, chằng sau) dùng để giữ 2 xương với nhau, dây chằng trong (chằng chéo) giúp hỗ trợ cho khớp tránh bị kéo giãn.

Sụn (Meniscus/Cartilage) vừa làm cho phần khớp êm hơn khi chuyển động, vừa giúp hấp thụ lực trong những trường hợp chấn động (nhảy lên tiếp đất, chạy, đặt trụ …).

Dây chằng nối giữa xương với xương, gân nối giữa cơ và xương. Xương là một cấu trúc giúp làm khung đỡ cho toàn bộ cơ thể, ngoài ra còn bảo vệ các bộ phận phần mềm, các cơ quan, các bó cơ, giúp các bó cơ co lại (trạng thái nghỉ). Xương cùng kết hợp với cơ và khớp để tạo ra chuyển động từ đơn giản cho đến phức tạp. Dù chuyển động mạnh hay nhẹ thì tất cả các bộ phận của khớp đều chịu tác động.

Chỉ biết bấy nhiêu thôi thì bạn đã có thể tưởng tượng ra nếu như phần nào có trục trặc thì sẽ gây ra chấn thương, tổn thương như thế nào cho khớp gối rồi chứ.


Nếu chẳng may bạn bị chấn thương ở phần này, nhất là dây chằng hay gân, sụn thì sẽ có một vấn đề lớn được đặt ra như sau. Việc cung cấp máu một cách thường xuyên và đầy đủ là việc quan trọng nhất trong quá trình phục hồi một vết thương nào đó. Ở những bộ phận như cơ, da, xương có nhiều mao mạch hơn giúp lượng máu đi qua các bộ phận này nhiều hơn, điều này sẽ giúp cho những bộ phận này khi “có vấn đề” thì chúng sẽ phục hồi nhanh hơn. Tuy vậy ở khớp gối, các dây chằng, gân hay sụn được xem như “vô mạch”, không có hoặc rất ít lượng máu cung cấp đến những phần này, do đó nếu không may bị thương, những phần này sẽ mất thời gian phục hồi rất lâu, thậm chí trong một số trường hợp sẽ không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu. Người ta hay nói vui rằng thà gãy xương chứ không để đứt dây chằng vì thời gian lành của 2 vùng này hoàn toàn trái ngược. Đó là lý do tại sao vùng khớp gối, đầu gối khi bị chấn thương là một mối lo ngại lớn.

Vậy lý do nào dẫn đến chấn thương vùng khớp gối, làm thế nào để điều trị nếu bị chấn thương?


1.Giãn/nứt dây chằng:


Cách phòng ngừa và điều trị:

Đầu tiên để phòng ngừa, đơn giản nhất sẽ là các bài tập để tăng độ chịu đựng của khớp gối cũng như toàn bộ chân, tập bài tập chịu sức nặng, chịu tốc độ, tập các nhóm cơ xung quanh khớp sẽ giúp tăng sức chịu đựng của các bó cơ xung quanh vùng khớp, điều này sẽ giúp ngăn chặn rất tốt những chấn thương về đầu gối nói chung chứ không chỉ riêng về dây chằng. Các liệu pháp công nghệ cao cũng sẽ giúp tăng độ chịu đựng của dây chằng trong các trường hợp bị tổn thương. Một cách để phòng chống nữa đó là chọn đúng giày thích hợp với mặt sân mà bạn chơi bóng nhiều nhất. Việc bó các vùng khớp lại cũng giúp giảm khả năng + tăng thời gian phục hồi nếu bạn bó chặt theo đúng cách. Các loại băng KT (Kinesiology Tape) cũng sẽ góp phần ngăn chặn chấn thương xảy ra cũng như giúp giảm đau trong quá trình phục hồi.


Một điều hiển nhiên ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm đó là đi đến bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất, thời gian phục hồi nhanh nhất. Mổ hay phẫu thuật dây chằng sẽ là phương án cuối cùng nếu không còn cách nào khác.



2.Bong gân, rách gân, căng cơ và các chấn thương về cơ:


Cách phòng ngừa và điều trị:


Đầu tiên bạn cần phải khởi động và thực hiện kỹ những độc tác căng cơ, giãn cơ trước và sau khi đá bóng. Yoga cũng có thể giúp tăng mức chịu đựng của các vùng gân, cơ. Băng KT vừa giúp giảm đau, vừa giảm khả năng bị các chấn thương về cơ. Những dụng cụ hỗ trợ băng gối cũng sẽ giúp giảm lực tác động lên các gân, giảm khả năng chấn thương. Tuy nhiên bạn cần chọn loại băng cũng như có cách bó chính xác. Thực hiện và duy trì các bài tập nâng tạ, các bài tập về cơ để làm các vùng cơ, xương, khớp mạnh hơn, chắc chắn hơn. Bổ sung nước liên tục cho cơ thể sẽ giúp các bó cơ hoạt động tốt hơn, ăn nhiều đạm sau khi tập hoặc đá banh để giúp cơ phục hồi một cách tốt nhất.


Về điều trị, bạn cần phải nghỉ ngơi cho đến khi lành hẳn, việc trờ lại sân quá sớm sẽ chỉ làm thời gian “ngồi chơi xơi nước” của bạn dài hơn do chấn thương nặng hơn. Nếu chị bị chấn thương nhẹ, liệu pháp R.I.C.E (Rest-Ice-Compression-Elevation) sẽ giúp giảm đau cũng như phục hồi các ca nhẹ. Nếu nặng hơn bạn cần đến bác sĩ kiểm tra và trường hợp xấu nhất là đứt gân sẽ cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật.


3. Nứt sụn:


Cách phòng ngừa và điều trị:

Hầu như sẽ không có nhiều cách để làm tăng độ chịu lực của sụn. Chỉ có thể ngăn ngừa nó bằng cách chọn đúng loại giày cho mặt sân bạn thường đá. Vẫn thực hiện những bài tập như dây chằng giúp tăng khả năng chịu lực của toàn bộ cấu trúc khớp.





Về điều trị thì phần sụn cũng như dây chằng hầu như rất ít máu cung cấp cho vùng này nên sẽ mất thời gian dài hơn để phục hồi, lành lại. Việc đầu tiên sẽ là đến bác sĩ để nhận diện được mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Hãy đeo bó gối nếu bạn bị rạn hay nứt sụn. Nếu quá nặng thì phẫu thuật và vật lý trị liệu sẽ là sự lựa chọn duy nhất.


Trên đây là những chấn thương, cách phòng ngừa cũng như các cách để giúp phục hồi nhanh hơn. Trong thể thao luôn tồn tại những cách chung để áp dụng khi chấn thương. Đầu tiên bạn hãy ngừng ngay mọi hoạt động, theo dõi các cơn đau để dự đoán về tình trạng chấn thương. Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc tình trạng xấu thì bạn nên đi đến bệnh viện gần nhất. Nếu bạn đã từng bị vấn đề về đầu gối thì đeo băng gối sẽ là việc làm cần thiết. Chọn đúng loại giày. Thực hiện liệu pháp R.I.C.E để giúp phục hồi nhanh hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét